Đọc xong nhưng chả nhớ được gì. Cuốn sách được nhà toán học Ngô Bảo Châu khuyến khích đọc. Nhưng sách khó đọc, đọc không hiểu câu chuyện trong sách. Truyện trong sách là tự sự của người con về người cha, về cuộc đời người cha mà mình, những mảnh ghép đan xen nhau. Có thời gian sẽ lướt lại nếu có thời gian, không tạm gác sang một bênh.
Các truyện mình thích, bao gồm: Lão hạc, Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt.
Các mẩu đối truyện mình thích:
“ Nếu anh đã nghèo qua một vài lần thì ít ra anh cũng phải biết rằng cái nghèo chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo thành những con người nô lệ.”
“ Những kẻ bị bóc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi, nên hầu như không còn biết phẫn uất là gì, những kẻ hiểu danh giá một cách khá buồn cười; họ có thể cho kẻ khác tát một cách khá buồn cười; họ có thể cho kẻ khác tát một cái để được người ta gọi là ông phó; những người luôn luôn tính toán nhưng lại tính rất nhầm; họ tiếc, không dám giết một con gà cho bố mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi, lại rất có thể giết đến mấy con bò để làm ma thật lớn; những người rất ngờ nghệch nhưng lại rất đa nghi;”
“Kiếp chúng mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mòn mỏi tài năng, trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?”
“ Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương.”