Andrew (HQT)

Một tháng một cuốn sách #readtolead

Review tháng 5: Tại sao các quốc gia lại thất bại

Suốt hơn 600 trang sách, cuốn sách nêu ra hai khái niệm chính và sử dụng nhiều dữ liệu lịch sử xã hội để diễn giải và trả lời cho một câu hỏi: “Tại sao một quốc gia lại nghèo khó và chậm phát triển?”

1_Yj4YkTR-j6SBUy1X0v4WFg.jpeg

Hai khái niệm chính được đưa ra là: Chế độ xã hội dung nạp và chế độ xã hội chiếm đoạt.

Chế độ xã hội dung nạp là một xã hội mà ở đó chính quyền, luật pháp, tư pháp bình đẳng cho mọi người. Cởi mở và chấp nhận các cái mới, các phát minh khoa học tiến bộ. Từ đó luôn thay đổi, để phù hợp với tình hình xã hội mới, sau đó tạo ra một môi trường tiến bộ, trong sạch, giúp mọi người có quyền bình đẳng và đóng góp vào sự phát triển chung.

Chế độ chiếm đoạt là xã hội trong đó tạo ra các rào cản mọi người tham gia vào các thị trường. Chính phủ luôn tìm cách bảo vệ quyền lợi của một nhóm, một giai cấp nào đó. Có xu hướng chống lại sự thay đổi và kiềm kẹp sự phát triển của xã hội.

Trong cuốn sách có đề cập ba yếu tố chính giúp cho một quốc gia phát triển:

Tác giả sử dụng các trường hợp nhà nước trong quá khứ cũng như hiện tại mà ở đó hai yếu tố địa lý và văn hoá là như nhau, nhưng thể chế nhà nước khác nhau, sẽ dẫn đến sự phát triển hoàn toàn khác nhau như:

Ngoài ra, cả cuốn sách là tập hợp rất lớn dữ liệu về lịch sử phát triển xã hội của loài người, nguyên nhân mà các chế độ như chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ nông nô… của các đế chế vĩ đại trong quá khứ sụp đổ mà không thể nào chống lại được như đế chế Maya ở bắc Mỹ, đế chế Ottoman, đế chế Roman, các đế chế phong kiến ở châu Âu.

Cuốn sách cũng dành khá nhiều phần, giải thích vì sao cuộc Cách Mạnh công nghiệp lại bắt nguồn ở Anh, rồi lan rộng sang châu Âu. Đọc xong cuốn sách chúng ta sẽ hiểu được vì sao ngày nay, ở Anh vẫn còn hoàng gia. Người dân vẫn giữ được tình cảm cho một di tích chế độ phong kiến trong quá khứ. Điều tương tự đã không thể xảy ra ở Pháp, Tây Ban Nha hay Nga. Trên con đường phát triển của loài người, nó sẽ xoá bỏ những chế độ chiếm đoạt, nhưng nó sẽ giữ lại, bảo tồn cho những chế độ dung nạp.

Suy nghĩ mông lung của mình: Liệu xã hội Việt Nam hiện tại là một xã hội dung nạp hay chiếm đoạt? Nhiều điều hiện tại cho thấy nó là một xã hội chiếm đoạt như:

Nhưng gần đây thủ tướng đang cố gắng xây dựng một chính phủ kiến tạo. Mong rằng chúng ta sẽ có một chính phủ tinh gọn, hiệu quả, minh bạch trong thời gian tới.

Credit cho bạn trẻ: Toidicode.com