Andrew (HQT)

Nỗi lo âu về địa vị Nov 2018 #readtolead

Có đôi lúc chúng ta mơ hồ theo đuổi một điều gì đó. Có đôi lúc liệu rằng chúng ta có tự hỏi tại sao trong xã hội hiện đại những người như luật sư, bác sĩ, giám đốc… lại được trọng vọng, được xã hội biệt đãi những lợi ích lớn hơn những người làm nghề khác? Phải chăng điều này cũng diễn ra cách đây vài trăm năm?

Có bao giờ chúng ta tự hỏi “địa vị là gì”, “nguồn gốc của địa vị xuất phát từ đâu?” và “khái niệm địa vị đã thay đổi như thế nào qua hàng trăm năm của lịch sử loài người?” Chính tôi cũng đã từng chưa bao giờ nghĩ về điều đó, chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ tìm hiểu lí do tại sao địa vị lại quan trọng như vậy trong đời sống xã hội hiện đại. Có lẽ cuốn sach “Nỗi lo âu về địa vị” của Alain de Botton một phần nào đó thoả mản cho chính tôi. Cuốn sách sẽ giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về địa vị.

Nỗi lo âu về địa vị

Lập luận của Rousseau dựa vào một luận đề căn bản. Ông cho rằng, để thực sự giàu có ta không cần phải sở hữu quá nhiều thứ, mà chỉ cần có những gì mình ước muốn. Của cải không phải một thứ tuyệt đối. Nó có liên hệ với ham muốn. Mỗi khi chúng ta mong mỏi thứ gì đó ta không thể có được, ấy là khi ta trở nên nghèo hơn, bất kể tài nguyên của chúng ta là những gì. Và mỗi khi ta cảm thấy thoả mãn với những gì mình có, ta có thể được xem là giàu có, bất kể những thứ ta có trong tay ít ỏi ra sao.

Cái giá chúng ta trả cho kỳ vọng được dư dả hơn tổ tiên chính là nỗi lo âu vĩnh cửu rằng không biết đến bao giờ ta mới trở thành cái mà ta-có-thể-là.

Với Marx, có một động lực bót lột cố hữu bên trong hệ thống tư bản, bởi lẽ, người chủ sẽ luôn tìm cách thuê công nhân với giá thấp hơn giá họ kiếm được nhờ bán sản phẩm của mình, rồi bỏ túi phần chênh lệch gọi là “lợi nhuận”. Thứ lợi phẩm như thế lúc nào cũng ngập tràn trên báo chí chính thống của giới tư bản như phần thưởng dành cho người chủ dám chấp nhận rủi ro và dám làm, nhưng Marx nhất mực cho rằng những từ đó chỉ là những uyển ngữ thay cho từ ăn cướp.

Đi cùng với những cải cách này về giáo dục, nền pháp chế thúc đẩy những cơ hội bình đẳng ở nơi làm việc. Tại Anh, năm 1870 đánh dấu sự ra đời thước đo cho nền tinh anh trị, đó là kỳ thi đầu vào đầy cạnh tranh dành cho khu vực hành chính công. Trong nhiều thế kỷ, nghành này vớn là chốn dung thân cho họ hàng thân thích khố rách áo ôm và dốt nát của giới quý tộc, dẫn đến một số kết quả tai hại cho đế chế Anh.

Không nghi ngờ gì, giành được thành công tài chính trong một nền tinh anh trị về mặt kinh tế, không hưởng lợi từ quyền thừa kế hoặc những lợi thế về xuất thân, đã mang lại một thước đo cho sự phê chuẩn cá nhân, thứ những nhà quý tộc ngày xưa, vốn thừa hưởng tiền và lâu đài từ cha họ để lại, chưa bao giờ biết tới. Nhưng đồng thời, thất bại tài chính dần dà đi cùng với một cảm giác tủi hổ, thứ những người nông dân ngày xưa, vốn bị khước từ tất cả cơ hội trong đời, đã không, và hạnh phúc thay, màng đến.

Địa vị của chúng ta cũng phụ thuộc vào một chuỗi các điều kiện thuận lợi, có thể tạm định nghĩa bằng từ vận may. Có thể chỉ đơn thuần là ta may mắn được đặt vào đúng công việc, với đúng kỹ năng, vào đúng thời điểm, thay vì vận rủi khước từ ta khỏi những lợi thế tương tự.

Tiền gửi tiết kiệm thiếu kiến cho lãi vay cá nhân và thương mại tăng. Để thoả mãn nhu cầu nội địa, các công ty bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn và xấut khẩu ít đi, một khuynh hướng sẽ sớm dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán. Nền kinh tế giờ đây chính thức mất trật tự, bị đe doạ bởi đầu tư quá mức, tiêu thụ quá mức , đi vay quá mức và cho vay cũng quá mức. Tại đây mọi thứ bắt đầu trượt vào suy thoái. Giá cả bị đẩy cao do tăng trưởng của cung tiền và đâu cơ.

Chẳng hạn, ta có thể cảm thấy ghen tị với ai đó có hoàn cảnh sống hay sở hữu thứ gì đó hơn ta, mà thực tế ta sẽ không hạnh phúc nếu đạt được chính cái hơn đó. Tương tự, ta có thể trải nghiệm những tham vọng không dính líu gì đến các nhu cầu thiết thực của ta. Được mặc sức suy tính, khả năng những xúc cảm của ta đẩy ta về phía thói phóng túng, cơn giận dữ buông tuồng và sự tự huỷ hoại, đúng bằng khả năng theo chiều ngược lại, về phía sức khoẻ và phẩm giá. Bởi vì dường như đặc tính của các cảm xúc ấy bắn quá thấp hoặc quá cao so với những mục tiêu, nên các các triết gia đã khuyên chúng ta dùng các quan năng lý lẽ để dẫn dặt chúng tới những cứu cánh thích hợp, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu những gì ta muốn có thực sự là những gì ta cần và liệu những gì ta sợ có đích thực là thứ cần phải sợ.

Bằng cách tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị, các nhóm khác nhau có thể luôn tìm cách chuyển đổi hệ thống danh dự trong cộng đồng của họ và giành lấy phẩm giá cho bản thân trước sự chống cự của tất cả những ai dự phần trong sự sắp đặt trước đó. Qua một thùng phiếu, một khẩu súng, một cuộc đình công hay thậm chí đôi lúc là một cuốn sách, những bè phái này sẽ tìm cách tái định hướng các quan điểm của xã hội về việc những ai được sở hữu một cách xác đáng các đặc quyền đi kèm với địa vị cao.

Hoá ra, những lý do chẳng có gì bí ẩn. Chính hành động kiếm tiền thường đòi hỏi những đức tính tốt về nhân cách. Làm việc và trụ việc với bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi trí thông minh, nghị lực, sự suy tính trước sau và khả năng hợp tác với người khác. Vị trí càng sinh lợi nhuận, yêu cầu năng lực càng cao.

Cho dù cảm thấy bất mãn hoặc bối rối với một hệ thứ bậc xã hội, ta vẫn có xu hướng bám lấy nó dựa trên một giả định cam chịu rằng nó có nền tảng quá vững chắc đến mức khó mà có thể chất vấn. Nói cách khác, chúng ta bị dẫn dụ để tin rằng, các cộng đồng và các nguyên lý làm nền cho chúng, thực tế mà nói là không thể thay đổi - thậm chí, theo cách nào đó, còn là lẽ tự nhiên.

Ý thức hệ được phóng thích vào xã hội như một chất khí không màu, không mùi. Nó tràn ngập khắp các tờ báo, mẩu quảng cáo, chương trình ti vi và sách giáo khoa, luôn phớt lờ cái nhìn thiên lệch, có lẽ không logic và bất công về thế giới và nhẹ nhàng hàm ý rằng nó chỉ đang thể hiện các chân lý lâu đời mà chỉ có một thằng ngốc hay kẻ điên mới không đồng ý.

Lòng nhiệt thành đối với chủ nghĩa vật chất, tinh thần doanh chủ và nên tinh anh trị vốn tràn ngập trên báo chí và lịch phát sóng truyền hình thời nay tựu trung cũng chỉ phản ánh một thứ không thể phức tạp hơn đó là lợi ích của những kẻ gánh vác trọng trách của hệ thống tạo công ăn việc làm cho đa số. Các ý tưởng thống trị ở thời đại nào cũng luôn là ý tưởng của tầng lớp thống trị.

Bỗng nhận ra rằng bấy lâu mình đã sống một cuộc đời không phải bằng giá trị của chính ông, hay thậm chí bởi ý Chúa, mà bởi giá trị của “xã hội”, những thứ đã gợi nên trong ông một khao khát khôn nguôi là phải mạnh mẽ hơn người khác, nổi tiếng hơn, quan trọng hơn và giàu có hơn.

Bản tính con người vốn thế, họ suy luận, những người thành công trong xã hội sẽ hiếm khi là người khôn ngoan hay xuất sắc nhât; mà đúng hơn, họ sẽ là người có khả năng cung ứng một cách hiệu quả nhất cho những giá trị không hoàn thiện của khán giả của họ.