Có những lúc, nhìn lại cuộc đời của chính mình, đôi lần ta sẽ tự hỏi chính mình câu hỏi đó. Nhiều khi hoang mang, cảm thấy rằng năm 18 tuổi, ta thấy ta đã trưởng thành so với năm 10 tuổi. Đã biết lo nghĩ cho tương lai, nghề nghiệp, ước mơ, khát vọng. Lúc đó cứ nghĩ như thế là trưởng thành rồi, nhưng đến năm 25 tuổi, ta lại chợt nhận ra cái tuổi 18 sao mà non nớt, tươi sáng, nhìn cuộc đời sao mà toàn màu hồng. Rồi lại giằn vặt, thốt lên trong tâm trí ta rằng, chúng ta chưa trưởng thành ở cái tuổi đó. Ngay tại cái tuổi 25 đó, cứ tưởng rằng ta đã trưởng thành vì chí ít đã dấn thân vào trường đời. Cứ ngỡ những va chạm ban đầu, những thất bại, những cai đắng đã ném qua làm cho ta ngộ nhận rằng chính thời điểm đó ta đa trưởng thành. Cứ nghĩ rằng cuộc đời là những niềm đau, cuộc đời là tranh đấu, nếu anh không vượt lên, người khác sẽ đạp anh xuống.
Nhưng nào ngờ, ở cái ngưỡng tuổi qua 30, tôi lại thấy bóng dáng của một anh chàng 25 ngờ nghệch, khờ dại theo đuổi đam mê bất chấp, ngờ nghệch yêu đương say đắm, ngờ nghệch khám phá thế giới. Để rồi đây tôi lại thấy mình một chàng trai chậm hơn, đầm hơn trong tâm hồn, thực tế và thực dụng hơn trong cuộc sống, những giấc mơ của cậu 18 giờ đây đầy toan tính. Cậu đàn ông qua 30 như con sói lành thương sau từng ấy năm đau đớn, nó bắt đầu vùng vẫy, tìm kiếm nhưng không vồ vập, không điên cuồn. Rồi cuối cùng, người đàn ông đó nhận ra rằng chúng ta mãi sẽ không biết khi nào trưởng thành. Chúng ta mãi là đứa trẻ của cái tuổi cuộc đời. Người lớn cũng chao đảo, cũng đau đớn, mỗi cuộc đời đều phải đối mặt với những nỗi lo âu riêng của nó. Rồi chúng ta đi hết cuộc đời như những cây tre già cỗi, rồi cũng lụi tàn theo qui luật tự nhiên.
“Hãy chạy trốn vào sự cô độc của bạn!, Bấy lâu nay, bạn đã sống quá gần những thứ tầm thường, bé mọn và những thứ khốn khổ, đáng thương.” Nietzche
Quả đúng, tuổi trẻ cần cô độc, cô độc cách li với mọi thứ xung quanh, để có thời gian tĩnh lặng với cái tôi, bỏ qua những ồn ào, những tác động của xã hội, của đám đông. Để bạn tìm thấy chính bạn, tìm thấy chính khác khao trong bạn. Nhiều khi, khi còn quá trẻ, chúng ta hay chạy theo đám đông, chúng ta chạy theo cái gọi là “tiếng ồn xã hội”. Chỉ có cô độc, mới giúp ta bớt chao đảo trong biển lửa cuộc đời. Và bạn hãy yêu lấy nó. Sống với nó, nói chuyện, thì thầm với nó. “Cô độc là bậc thầy của sức mạnh. Bạn hãy yêu lấy nỗi cô đơn của mình”
Chúng ta không thể biết khi nào kết hôn là tốt nhất. Thế nên chuyện hôn nhân, khi nào có thể, thì tiến hành.
Nhưng điều chưa đúng hoàn toàn ở chỗ, không nên mù quán, chạy theo quán tính, do xã hội kêu gọi, do môi trường xung quanh tác động mà kết hôn vội vã. Chắc ít khi đôi trẻ nào tự hỏi tại sao chúng ta kết hôn? Tôi dám chắc, lí do sâu xa trong hầu hết các bạn bây giờ là để giải quyết nỗi cô độc của chính mình. Nhiều khi sư cô đơn nó đau đớn và mạnh mẽ ghê gớm, nó thúc đẩy sâu xa chúng ta phải gắng kết với một cá thể khác, nhằm giúp ta bớt đi nổi đau cô đơn.
“Nói cách khác, con người quan hệ tình dục, thứ nhất là để thể hiện tình cảm hoặc để có mối quan hệ tốt hơn; thứ hai là để tận hưởng, khoái cảm mà tự thân việc quan hệ tình dục đem lại; và thứ ba là để giải toả nhu cầu mang tính bản năng”
“Sở thích, thú vui rất quan trọng. Bởi con người vốn hạnh phúc nhất khi được là chính mình, mà những khoảnh khắc bạn được là chính mình không phải là khi bạn phải làm những việc chẳng giống mình chút nào để mưu sinh, mà chính là những lúc bạn được tận hưởng niềm vui trong sở thích do chính mình tìm được. Sở thích của người trưởng thành lấp đầy sự trống trải của lao động. Bởi dù sống thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào tránh khỏi sự nhàm chán trong cuộc sống.”