Andrew (HQT)

#Outliers #Malcolm #Gladwell

Mình đọc cuốn sách này bởi sự tò mò: Những người xuất chúng thường có gì đặc biệt? Làm thế nào để trở nên xuất chúng? IMG_2480.jpg

Những người xuất chúng hay còn gọi là những người có những thành công vượt bậc so với mọi người còn lại. Cuốn sách đưa ra những luận điểm và ví dụ sau:

Các em nhóm A được đánh giá là hoạt bát, tự chủ, lôi cuốn và cả ăn mặc đẹp hơn

Những người thành đạt không làm nên mọi thứ một mình. Việc họ xuất thân từ đâu là rất quan trọng. Họ không phải là sản phẩm của những nơi chốn và môi trường riêng biệt nào đó.

Các di sản văn hoá là những nguồn lực đầy quyền năng. Chúng ăn sâu bám rễ và trường tồn. Chúng tồn tại, từ thế hệ này qua thế hệ khác, có thể thấy chẵng suy suyển gì mấy, thậm chí ngay cả khi các điều kiện kinh tế, xã hội và nhân khẩu học vốn sinh ra chúng đã biến mất, và chúng đóng vai trò đáng kể trong định hướng thái độ và hành vi đến mức con người sẽ không thể nào hiểu được thế giới của riêng mình nếu thiếu vắng chúng.

-> Điều này hoàn toàn đúng đối với kiểu xã hội làng xã ở khu vực đồng bằng bắc Bộ. Con người u mê, lễ hội triền miên sau tết. -> Ngoài ra rải rác ở các vùng miền của đất nước, còn nhiều tập tục cổ hủ, lạc hậu. Con người còn tin tưởng mê tín. Những tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên tốt đẹp trở nên hình thức, nặng nè trong đời sống gia đình.

Thời điểm và nơi chốn bạn ra đời, thứ công việc cha mẹ bạn làm để kiếm sống, những hoàn cảnh trong quá trình nuôi nấng trưởng thành của bạn sẽ sống ổn tới mức nào trong xã hội. Câu hỏi dành cho phần thứ hai của cuốn Những kẻ xuất chúng là liệu các truyền thống và thái độ mà chúng ta thừa hưởng từ các bậc tổ tiên tiền bối có đóng vai trò tương tự không. Liệu chúng ta có thể, thông qua việc nhìn nhận các di sản văn hoá thật sự nghiêm túc, hiểu thêm được tại sao một người lại thành công và cách thức nào kiến người đó đạt được kết quả tốt hơn trong những việc họ làm? Tôi nghĩ là chúng ta có thể.

Người có khả năng thức dậy trước bình minh suốt ba trăm sáu mươi ngày một năm chắc chắn có thể làm cho gia đình mình trở nên sung túc.

Đối với mình, điều này cũng đúng với tất cả các ngành nghề còn lại. Người ta sẽ không thể nghèo khó mãi, nếu họ chăm chỉ và sống lương thiện, tử tế với mọi người xung quanh.

Thành công đúng hơn là một món quà. Kẻ xuất chúng là những người được ban tặng các cơ hội - và họ có đủ cả nội lực cũng như năng lực trí não để nắm bắt lấy cơ may ấy.

Những người thành công trông có vẻ tự thân làm lụng mọi điều. Nhưng trên thực tế, họ luôn vẫn là kẻ thụ hưởng những lợi thế ẩn giấu và cơ may phi thường cũng như những di sản văn hoá cho phép họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận thế giới bằng cách thức mà kẻ khác không thể.

Người châu Á nói chung thường giỏi toán vì từ khi còn bé tí, họ đã phải thức khuya, dậy sớm; phải tính toán thời tiết, mùa vụ, đong đếm từng hạt lúa, củ khoai để sinh nhai. Người Do Thái làm rạng danh dân tộc của mình vì quá khứ đau thương thôi thúc họ phải thành công để tồn tại và phát triển.

Đọc xong cuốn này, thấy nhận định của bản thân thời gian gần đây, rằng mình không còn nhiều thời gian, mình chỉ còn khoảng 5 năm nữa thôi để học tập và rèn luyện. Nếu sau đó vẫn không còn tìm thấy điểm bùng phát của riêng mình thì có lẽ tại thời điểm đó, đó là tất cả những gì mình có thể đạt được.