Andrew (HQT)

Emotional Intelligence Daniel Goleman

emotional_intelligence

Đồng cảm và đạo đức: Nguồn gốc của sự vị tha

Theo nghĩa đó, đồng cảm là cái ngược lại với ác cảm. Có nên nói dối để khỏi làm tổn thương tình cảm của một người thân không? Có nên giữ lời hứa đến thăm một người bạn bị ốm hay chấp nhận một lời mời ăn trưa vào phút cuối cùng không? Có nên giả tạo duy trì sự sống của người nào đó không? Những câu hỏi đạo đức ấy được Martin Hoffman đặt ra khi tiến hành nghiên cứu về sự đồng cảm, và ông cho rằng phán xét đạo đức bắt nguồn từ tình cảm này, do đồng cảm với những người đang khổ sở vì gặp nguy hiểm hay thiếu thốn và, do đó, chia sẻ nỗi đau khổ của họ mà người ta bị thúc đẩy tới chỗ giúp đỡ họ.

Nhưng nói chung, thủ phạm của những tội ác bỉ ổi đều hoàn toàn không có sự đồng cảm. Bọn trộm cắp, bọn hiếp dâm trẻ em và tội phạm bạo lực gia đình khác thường có chung đặc điểm ấy. Việc chúng không thể cảm nhận được nỗi đau khổ của các nạn nhân cho phép chúng tự dối mình để biện minh cho tội ác của chúng.

Hãy che giấu những xúc cảm thật của con nếu điều đó làm tổn thương người con yêu mến và thay vào đó bằng những xúc cảm giả vờ khác nhưng ít tai hại hơn. Những qui tắc biểu hiện ấy không chỉ là một phần hợp thành của bộ luật giao tiếp xã hội, mà còn quyết định hiệu quả xúc cảm của chúng ta đối với người khác. Tôn trọng những quy tắc này sẽ tạo ra hiệu quả tối ưu; còn vi phạm chúng sẽ gấy tác hại về xúc cảm.

Trong mọi cuộc gặp gỡ, chúng ta phát đi những tín hiệu tâm lý tác động tới người khác. Càng khôn khéo điều tiết quan hệ của mình với người khác bao nhiêu, thì chúng ta càng kiểm soát được tín hiệu do mình phát đi bấy nhiêu. Năng lực điều tiết trao đổi này là một phần trí tuệ xúc cảm. “Dễ có thiện cảm”,”thú vị” là những từ chúng ta thường dùng để nói tới người có khả năng khiến cho sự gần gũi trở nên dễ chịu. Những người có khả năng giúp đỡ người khác và làm dịu bớt lo lắng của họ là người nắm được một thứ hàng hoá xã hội rất được ưu chuộng; mọi người thường tìm đến họ vào lúc khó khăn.

Những người có năng lực này là thủ lĩnh bẩm sinh, có thể diễn đạt ý thức tập thể và làm cho ý thức này trở thành điều hướng dẫn một nhóm người tới việc thực hiện mục đích của nó. Đó là những người được người ta thích thú, vì họ có kích thích lớn về mặt xúc cảm: họ làm cho người có tâm trạng thoải mái, khiến người ta nói rằng: “Chơi với một người như anh ta, thật thú vị”.

Lãnh đạo không phải là THỐNG TRỊ, mà là biết thuyết phục người khác làm việc để đạt tới mục đích chung. Và, về những gì liên quan tới sự tiến thân của mình, chẳng có gì quan trọng hơn là biết rõ người ta có xúc cảm sâu sắc nào, đối với công việc và thay đổi nào, làm công việc được vừa ý hơn.

Năng lực diễn đạt sự than phiền của mình dưới hình thức phê phán có hiệu quả, năng lực tạo ra một không khí trong đó sự khác nhau là lợi thế hơn là nguồn gốc va chạm, và tính hiệu quả trong việc sử dụng các hệ thống.

Định kiến là sự tập luyện xúc cảm có từ rất sớm, điều đó khiến cho việc loại bỏ chúng, ngay cả ở người lớn cũng trở nên rất khó. Những xúc cảm gắn với định kiến đã hình thành trong thời thơ ấu, trong khi những niềm tin biện minh cho chúng đến muộn hơn, nhà tâm lý học Thomas Pettigre giải thích, ông là người nghiên cứu vấn đề này từ nhiều thập kỷ nay. Về sau, người ta có thể muốn từ bỏ định kiến của mình, nhưng thay đổi những niềm tin trí tuệ thì dễ hơn thay đổi tình cảm sâu sắc của mình.

Nhân tố quan trọng nhất để một nhóm làm việc hiệu quả là khả năng các thành viên tạo ra trạng thái hoà hợp nội bộ. Điều này sẽ khiến cho họ cống hiến hết mình vào thành tích chung của nhóm, càng tăng lên nếu có các thành viên đặc biệt tài năng và giàu sáng tạo. Ngược lại, các nhóm có nhiều lủng củng, bất đồng quan điểm do tranh chấp, thù ghét hay biểu hiện sợ haĩ hoặc tức giận, thì các cá nhân không thể cống hiến hết mình.

Stress: lo sợ quá mức và sai lệch

Trong tất cả các xúc cảm, sợ hãi và lo lắng do sức ép cuộc sống gây ra có lẽ là thứ xúc cảm có quan hệ với bệnh tật cũng như khả năng phục hồi bệnh được chúng minh rõ nhất về mặt khoa học. Những cơn sợ hãi lặp đi, lặp lại là triệu chứng của sự căng thẳng mạnh. Một người phụ nữ thường xuyên lo lắng sẽ gặp phải những rối loạn ở dạ dày và đường ruột là minh chứng rõ nhất cho quá trình trong đó lo sợ và stress khiến rối loạn thể chất kịch phát.